Thứ năm, ngày 17 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 09/12/2021

Tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

 

UBND thành phố Buôn Ma Thuột vừa có văn bản chỉ đạo cho các Cơ quan, ban ngành thành phố, UBND các xã, phường trên địa bàn tăng cường chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em.

Ảnh minh họa

Theo đó, UBND thành phố chỉ đạo các Cơ quan, ban ngành thành phố, UBND các xã, phường trên địa bàn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của chính quyền địa phương và vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết của việc học bơi, cứu đuối. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ; người làm công tác trẻ em,...Xây dựng các mô hình “Trường học an toàn”, “Mùa hè an toàn”, “Nhà trẻ mẫu giáo an toàn”, phòng, tránh tai nạn thương tích trẻ em theo quy định. Triển khai thực hiện tốt việc xây dựng mô hình “Cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” theo quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 của Bộ Y tế.

Cụ thể: UBND thành phố giao cho Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh về phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước ở trẻ em; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích, đuổi nước cho trẻ em, đội ngũ cán bộ làm công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em và chăm sóc trẻ em ở cấp xã, cha mẹ, những người chăm sóc trẻ em..., tiếp tục triển khai thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em”, “Xã, phường phù hợp với trẻ em” theo quy định; Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát liên ngành về phòng, chống đuối nước ở trẻ em; tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND Thành phố về tình hình thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước ở trẻ em theo quy định.

Giao cho Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục, đổi mới phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh, đặc biệt là học sinh về kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em; tiếp tục duy trì có hiệu quả các hình thức nhắc nhở, khuyến cáo học sinh không tắm, chơi, đùa gần ao, hồ, sông suối, hố công trình... không đảm bảo an toàn, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Chỉ đạo các nhà trường phân bổ tiết học ngoại khoá và có hình thức kiểm tra, đánh giá về nhận thức của học sinh trong phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước; Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành đoàn Buôn Ma Thuột và các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sân chơi lành mạnh, an toàn, tổ chức các lớp kỹ năng an toàn, phòng, chống đuối nước cho học sinh trong dịp nghỉ hè. Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh để quản lý, giám sát học sinh trong thời gian học sinh học trực tuyến tại nhà, thời gian được nghỉ học, nghỉ hè để đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước; Triển khai xây dựng các mô hình “Trường học an toàn”, “Mùa hè an toàn”, “Nhà trẻ mẫu giáo an toàn”, phòng, tránh tai nạn thương tích trẻ em theo quy định. Cử giáo viên dạy thể dục tham dự các lớp hướng dẫn phổ cập bơi do Tỉnh, Thành phố tổ chức; phối hợp với các địa phương giảng dạy các lớp phổ cập bơi, triển khai các mô hình thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học, trung học cơ sở.

Phòng Y tế phối hợp, tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống tai nạn đuối nước đến cán bộ chuyên trách y tế ở các tuyến phường, xã, thôn, buôn, tổ dân phố, người dân, đặc biệt là người dân vùng có nhiều sông, suối, hồ... ao; Triển khai thực hiện tốt việc xây dựng mô hình “Cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” theo quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu cho các trường hợp đuối nước.

Phòng Văn hoá và Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác đảm bảo an toàn của các hồ bơi trên địa bàn Thành phố, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết của việc học bơi, cứu đuối. Nâng cao chất lượng phong trào dạy bơi cho trẻ em trên địa bàn Thành phố.

Phòng Kinh tế triển khai đến các phường, xã rà soát lại hệ thống ao, hồ, đập trên địa bàn; tăng cường giám sát các tổ chức, cá nhân đang sở hữu các ao, hồ, đập,... đề nghị làm rào chắn an toàn, lắp đặt các biển báo nguy hiểm theo quy định, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn cho người dân và trẻ em.

Phòng Tài Nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra và xử lý các mỏ đất, cát, đá khai thác xong nhưng không hoàn trả mặt bằng, tạo các hố sâu gây nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước.

Đề nghị Thành đoàn Buôn Ma Thuột tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống đuối nước trẻ em; nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên, trẻ em và cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em; lồng ghép nội dung phòng, chống đuối nước ở trẻ em vào hoạt động của thanh thiếu niên, hướng dẫn thanh thiếu nhi vui chơi giải trí an toàn; đồng thời phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin tổ chức dạy, học và thi bơi cho trẻ em.

UBND các phường, xã thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở những thông điệp cảnh báo địa điểm, khu vực có nguy cơ dễ xảy ra tai nạn đuối nước trên địa bàn. Tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ cộng tác viên và các bậc phụ huynh, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt là thời gian trẻ em nghỉ hè, mùa mưa bão; Rà soát, phát hiện kịp thời các hố sâu, ao, hồ, sông, suối, các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước; vận động, thực hiện xây dựng, lắp đặt rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểm nói trên; đề nghị chủ công trình san lấp hố xây dựng các công trình không còn sử dụng; vận động gia đình có giếng nước và các dụng cụ đựng nước phải có nắp đậy chắc chắn, an toàn...nhằm hạn chế các nguy cơ đuối nước, bảo đảm an toàn cho trẻ em; Triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em tại địa phương, trong đó gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp phường, xã, trưởng thôn, buôn, tổ dân phố, đơn vị trường học quản lý trẻ em nếu để xảy ra đuối nước trẻ em tại địa phương, đơn vị mình. Bố trí ngân sách đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em tại địa phương; Cử người tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em cấp phường, xã, thôn, buôn, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và chính trẻ em; kịp thời tổ chức thăm hỏi động viên và hỗ trợ cho gia đình có trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích, đuối nước.../.

 

Hương Giang

 

 

 

Lấy link copy
In Gửi Email

Bài viết liên quan

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang